Cách sửa bình nóng lạnh
Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh vào mùa đông. Nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh tăng cao dẫn đến có nhiều nguyên nhân khiến bình nước nóng lạnh gặp vấn đề. Liệu bạn đã biết cách sửa bình nóng lạnh khi chúng gặp trục trặc hoặc gặp các lỗi bất thường chưa. Cùng tìm hiểu cách khắc phục các lỗi về bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn khi nhu cầu sử dụng tăng cao vào mùa đông.
Bình nóng lạnh bị tắc đường nóng
Bình nóng lạnh nhà bạn bị tắc đường nóng, bật bình nhưng không có nước nóng chảy ra để sử dụng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Nguyên nhân bình nóng lạnh tắc đường nước nóng
Một số nguyên nhân dẫn đến máy nóng lạnh bị tắc nước đường nóng như:
Do van nước của bình nước nóng lạnh bị khóa
Khi van nước của bình nước nóng lạnh bị khóa hoặc có thể bị hư hỏng thì có thể khiến cho việc mở lưu thông nước vào bình gặp trục trặc
Do nước vào bình nóng lạnh không đủ
Khi nguồn nước cấp cho bình nóng lạnh không đủ để hoạt động như đun nóng nước nó sẽ gây nên tình trạng cạn bình và và tắc nước làm cho nước nóng không chảy được.
Do đầu ra nước trong bình bị tắc
Khi nước trong bình không chảy có thể do đường ống đầu ra từ bình nước tới vòi sen, vòi ra của bình nước bị tắc. Có thể do cặn bẩn hoặc do nước nóng trong bình lâu ngày làm hư hỏng đường ống dẫn đến hiện tượng nước từ bình không chảy ra được.
Cặn bẩn do lâu ngày không vệ sinh bình nóng lạnh
Do cặn bẩn bám lại trong bình do lâu ngày đun nóng nước làm cho cặn bẩn trong nước bám lại và không được vệ sinh nên dẫn đến tình trạng bình nóng lạnh bị tắc nghẽn không chảy được nước.
Cách sửa bình nóng lạnh bị tắc
Cách sửa bình nóng lạnh bị tắc nước người sử dụng có thể thực hiện các thao tác đơn giản sau đây nhưng cần thật chú ý.
Đầu tiên bạn cần phải ngắt toàn bộ hệ thống điện cung cấp cho bình nước nóng lạnh. Bạn cũng nên kiểm tra đường dây dẫn, ổ cắm và cả công tắc nguồn của bình nóng lạnh đảm bảo nguồn điện vẫn hoạt động bình thường. Rất có thể do điện áp không vào cũng khiến máy nóng lạnh không chảy nước ra đó.
Nếu như bình nóng lạnh có hoạt động mà nước không vào được bình chứa bạn hãy kiểm tra hệ thống cấp nước cho bình. Đảm bảo hệ thống nước đầu vào được cung cấp đầy đủ để tránh tình trạng nước trong bình bị tắc nghẽn không chảy ra được.
Kiểm tra hệ thống đầu ra của nước trong bình. Đảm bảo vòi xịt, vòi sen hoạt động bình thường. Hoặc vòi sen nhà bạn sử dụng lâu ngày dẫn đến hỏng hoặc tắc nghẽn. Bạn có thể tiến hành thay mới vòi sen để nước chảy ra mạnh hơn tránh tình trạng bị tắc.
Trong trường hợp bạn đã tiến hành thực hiện các bước trên mà bình nước nóng lạnh nhà bạn vẫn bị tắc nước. Thì có thể do các bộ phận hệ thống bên trong bình gặp vấn đề. Cách sửa bình nóng lạnh là kiểm tra các bộ phận cảm biến nhiệt bên trong bạn cần có chuyên môn và hiểu biết. Tiến hành tháo bình và thực hiện kiểm tra, vệ sinh các bộ phận bên trong. Còn nếu như bạn không chắc chắn về kiến thức của mình hoặc bình nóng lạnh nhà bạn hư bộ phận điều khiển. Cách sửa bình nóng lạnh tốt hơn hết bạn nên mang đến các trung tâm sửa chữa để đảm bảo an toàn và khắc phục tình trạng một cách nhanh nhất.
Cục chống giật bình nóng lạnh bị nhảy
Cục chống giật của bình nước nóng là thiết bị chống rò điện của bình. Hiện tượng bình nóng lạnh nhảy chống giật sẽ chỉ xảy ra khi mà nguồn điện áp có dấu hiệu bị rò rỉ, và có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc này đó là:
– Rò điện do hỏng rơ le hoặc là hỏng sợi đốt.
– Cục chống giật bình nóng lạnh bị hỏng
– Bo mạch điện bị sự cố
Ngoài ra thì còn có nguyên nhân khác khiến cho bộ chống giật bình nóng lạnh bị nhảy là do bạn lắp đặt bình trong phòng tắm, khiến hơi nước bốc lên sẽ ngấm vào, nếu rơi vào trường hợp này thì chỉ cần gạt công tắc xử lý đơn giản là được.
Khi mà bình nóng lạnh nhà bạn bị nhảy chống giật thì cách sửa bình nóng lạnh việc đầu tiên bạn nên kiểm tra là sợi đốt có bị rò rỉ điện ra ngoài hay không, có thể sử dụng bằng đồng hồ đo VOM. Để thang x10k, đo từ chân cấp nguồn điện đến ra ngoài vỏ nếu như bạn thấy đồng hồ kim lên thì có thể là sợi đốt bị rò điện.
Lúc này thì hãy ngắt nguồn điện và trực tiếp thay thế sợi đốt mới cho bình nóng lạnh sau đó cấp lại nguồn và nhấn lại công tắc chống giật. Nếu như kiểm tra thấy thanh đốt bị đóng cặn thì hãy vệ sinh sạch sẽ và tiến hành thử lại là cách sửa bình nóng lạnh tốt nhất.
Tại sao bình nóng lạnh không báo đèn
Bình nóng lạnh không lên đèn là một trong những tình trạng thường gặp trong quá trình sử dụng. Đèn báo là một trong những bộ phận cấu tạo của bình nóng lạnh. Khi bình nóng lạnh có tình trạng không lên đèn có nghĩa rằng thiết bị đang gặp phải một số vấn đề hư hỏng và cần được kiểm tra cũng như sửa chữa sớm
Bình nóng lạnh không báo đèn xanh
Luôn có 2 trạng thái hoạt động là nước đã đủ nóng và nước chưa đủ nóng, khi mới bật bình thì sợi đốt bình nóng lạnh sẽ được cấp điện liên tục để đun nóng nước đến nhiệt độ yêu cầu. Nhưng khi đã đủ nhiệt thì rơ le nhiệt tự ngắt mạch điện cấp cho sợi đốt để đảm bảo nước không nóng hơn nữa. Đó là 2 trạng thái mà bình nóng lạnh phải thông báo cho người dùng biết, chính vì vậy đèn xanh và đèn đỏ được sử dụng. Đèn xanh báo nước đã đủ nóng, đèn đỏ báo nước chưa đủ nóng và bình vẫn đang đun nước.
Khi bình nóng lạnh chỉ báo đèn đỏ mà không báo đèn xanh. Có nghĩa là rơ le nhiệt của máy nóng lạnh đã gặp vấn đền nên không thể tự ngắt quá trình đun nóng nước. Do đó sẽ rất tốn điện năng tiêu thụ vì quá trình đun nước vẫn cứ diễn ra. Cách sửa bình nóng lạnh không báo đèn xanh này là bạn nên gọi trung tâm sửa chữa đến và thay rơ le cho bình nước nóng lạnh.
Bình nóng lạnh không lên đèn đỏ
Khi bình nóng lạnh chỉ sáng đèn xanh mà không thấy đèn đỏ sáng khi bạn mới bật bình. Điều này cũng chứng tỏ rơ le nhiệt đã bị lỗi và không chuyển trạng thái đóng mạch điện trở lại sau khi nước nguội. Và bình nóng lạnh sẽ không thể đun nước nóng được. Cách sửa bình nóng lạnh khi gặp hiện tượng này cũng là bạn nên thay rơ le nhiệt bị hỏng. Để thay thế bộ phận này không phải khó nếu như bạn có chút kiến thức về điện dân dụng nhưng người dùng khó tìm mua được đúng loại cần thay. Do vậy cách sửa bình nóng lạnh tốt nhất hãy liên hệ các trung tâm sửa chữa để được tư vấn tốt hơn và thay đúng loại rơ le nhiệt của hãng
Bình nóng lạnh không giữ được nhiệt
Bình nóng lạnh có khả năng giữ nhiệt nhờ vào cấu tạo chống thoát nhiệt của phần ruột bình: lớp cách nhiệt PU và lớp men tráng lõi. Lớp cách nhiệt PU được phun vào khoảng trống giữa vỏ và ruột bình một lớp dày đặc giúp giảm tối đa hao phí nhiệt dẫn truyền. Lớp cách nhiệt mật độ càng cao, càng dày sẽ giúp bình càng giữ nhiệt được lâu, tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng. Phần ruột bình được tráng một lớp men bền chắc giúp cản trở tác động của môi trường ngoài, chống ăn mòn hóa học.
Bình nóng lạnh có một lớp cách nhiệt Polyurethane nằm giữa lớp vỏ nhựa và ruột bình. Lớp cách nhiệt làm cho nước bên trong bình nóng lâu hơn. Nếu lớp cách nhiệt này quá mỏng hoặc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giữ nhiệt của bình.
Nước nóng thông thường sẽ truyền nhiệt theo 3 cách là đối lưu nhiệt, truyền nhiệt trực tiếp và bức xạ nhiệt. Lớp tráng men trong lòng bình thường có tác dụng hạn chế tối đa việc nước nóng bức xạ nhiệt giúp giữ nhiệt được lâu hơn. Lớp tráng men nếu kém chất lượng cũng là một lý do khiến nước trong bình nhanh nguội.
Khi đã xác định được nguyên nhân tại sao bình nóng lạnh giữ nhiệt kém, bạn nên khắc phục sớm để cả gia đình có thể thoải mái sử dụng nước nóng mà không bị hao phí điện năng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để bình nóng lạnh hoạt động bền bỉ, giữ nhiệt tối đa.
Bình nóng lạnh không tự ngắt
Có thể nói rằng nguyên nhân bình nóng lạnh không tự ngắt chính là do rơ le nhiệt bình nóng lạnh, bộ phận này có tác dụng điều khiển nhiệt độ nước nóng trong bình. Đèn đỏ sáng là báo bình đang hoạt động và đèn đỏ tắt là bình đã ngắt điện.
Bình nóng lạnh là loại máy giúp chuyển nước lạnh sang nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của con người. Chúng hoạt động dựa trên sự làm nóng của dây điện trở công suất lớn.
Trong bình nóng lạnh có một bộ phận quan trọng được gọi là rơ le cảm biến nhiệt. Bộ phận này có công dụng bảo vệ thiết bị điện trong các trường hợp như dòng điện quá tải hoặc bị tăng lên đột ngột. Tác dụng của chúng chính là giúp thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ hơn, giảm nguy cơ bình nóng lạnh hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Trường hợp nếu bình nóng lạnh không tự ngắt, rất có thể do rơ le cảm biến nhiệt độ của máy đã bị hỏng. Bạn cần tìm cách sửa bình nóng lạnh ngay lúc này. Do nước trong bình dù đã đạt đến nhiệt độ nhất định nhưng do rơ le hỏng nên nước sẽ được đun sôi không ngừng nghỉ. Trong thời gian dài, nước sôi sẽ khiến áp lực trong bình nóng lạnh tăng dần.
Cách sửa bình nóng lạnh bị rò nước
Hiện tượng bình nước nóng lạnh nhà bạn bị rò nước có thể do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân bình nóng lạnh bị chảy nước
Bình nóng lạnh hở gioăng cao su
Sau một thời gian sử dụng, lớp gioăng giữa đế lắp ghép của thành và sợi đốt do ảnh hưởng từ nhiệt độ và áp suất cao bị lão hóa bề mặt, bề mặt bị sơ cứng và có nhiều vết rạn nứt, độ đàn hồi giảm. Từ đó, nước có thể rò rỉ qua các kẽ hở rất nhỏ khi áp suất hơi nước trong bình tăng và các bộ phận bằng kim loại giãn nở do nhiệt độ.
Máy nóng lạnh bị chảy nước do hỏng đường dây cấp nước
Do đường ống mềm lâu ngày hoặc do mối nối của các đường ống bị rò rỉ nước.
Do thanh magie trong bình bị ăn mòn
Khi sử dụng thời gian lâu dài, thanh magie sẽ bị mòn, và khi mòn hết thì sẽ ăn lan sang thành bình.
Cách sửa bình nóng lạnh bị dò nước
– Cách khắc phục bình nóng lạnh hở gioăng cao su: Bạn cần thay thế gioăng cao su và bôi keo dán nhựa vào mép bình nóng lạnh tại vị trí bắt gioăng để không còn bị chảy nước.
– Cách sửa bình nóng lạnh bị rò nước do hỏng đường dây cấp nước đó là: Thay đường dây cấp nước của bình nóng lạnh. Bạn cũng nên biết cách súc bình nóng lạnh để thực hiện bảo dưỡng bình nóng lạnh định kì.
– Cách sửa bình nóng lạnh rò nước do thanh magie bị ăn mòn: Thay thanh magie, tránh để bình nóng lạnh hỏng hóc nặng hơn.
Bình nóng lạnh không vào điện
Tại sao bình nóng lạnh không vào điện
Sau một thời gian sử dụng, bình nước nóng lạnh có thể gặp phải sự cố không vào điện do một số nguyên nhân. Phổ biến nhất là 3 nguyên nhân dưới đây:
- Ổ cắm máy bị lỏng, dây dẫn điện dứt hoặc nguồn điện cấp vào ổ cắm gặp vấn đề.
- Rơle bảo vệ của bình nước nóng lạnh bị hỏng, không có điện cấp vào mayso. Khi đó, bóng đèn của bình sẽ không sáng.
- Mayso bình nóng lạnh hỏng, dòng điện đi vào quá lớn khiến bình bị chập cháy, dây dẫn không có nguồn điện cấp vào bình.
Khi nhận thấy tình trạng bình nóng lạnh không vào điện, người dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý chính xác.
Xử lý bình nóng lạnh không vào điện
Trường hợp về ổ cắm điện bị hỏng, bị lỏng hoặc do dây nguồn điện bị đứt bạn có thể tiến hành thay ổ điện hoặc nối dây, thay dây để có cách sửa bình nước nóng lạnh không vào điện tốt nhất.
Nếu trường hợp bình nóng lạnh không vào điện không xuất phát từ các nguyên nhân do dây, ổ cắm nguồn thì có khr năng mayso của bình đã bình hỏng. Cách sửa bình nóng lạnh duy nhất lúc này là thay thế mayso mới đúng hãng cho bình.
Trong trường hợp máy nóng lạnh lỗi do rơ le, bạn kiểm tra rơ-le bằng cách đo nguồn điện cấp ra từ rơ-le vào thanh mayso có còn ổn định hay không. Nếu như không có điện tới thanh mayso thì có nghĩa là ro-le đã bị hỏng. Trong trường hợp rơ-le bị hỏng, bạn cần thay thế một ro-le mới để thiết bị hoạt động bình thường trở lại.
Bình nóng lạnh bị nhảy át
Aptomat có một chức năng đó là giúp cho bảo vệ nguồn điện tránh quá tải, ngắn mạch trong hệ thống điện toàn nhà. Khi mà tổng công suất của các thiết bị điện trong gia đình mà vượt ngưỡng cho phép thì khi đó aptomat sẽ nhảy để bảo vệ mạng điện bên ngoài
Tại sao bình nóng lạnh bị nhảy át
Nguồn điện cấp bình yếu, quá tải
Một nguyên do thường gặp nhiều ở các khu vực đông dân, và quá tải nhất là xảy ra khi vào giờ cao điểm từ 17h00 đến 19h00. Do nguồn điện quá yếu, và không thể tải được công suất để có thể vận hành được bình nước nóng.
Bình nước nóng lạnh bị rò điện
Có thể là nguyên nhân rò điện ra ngoài ở vỏ bình hoặc là rò điện vào nguồn nước hoặc có thể là do dây điện bên trong đã bị chuột cắn đứt, hay là các mối nối bị hở.. cũng có thể gây lên hiện tượng bình nóng lạnh bị nhảy aptomat.
Cách sửa bình nóng lạnh bị nhảy át
Bạn cần làm là hãy kiểm tra công suất của át và công suất tiêu thụ để xem có gặp được tình trạng quá tải hay không và nếu như sự cố bắt nguồn từ lý do này thì có lẽ là bạn nên thay thế át cũ đi để có công suất lớn hơn nhé!
Không chỉ vậy thì nguyên do là sử dụng 24/24 cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thiết bị bị quá tải và nhảy aptomat. Hãy sử dụng hợp lý trong khoảng thời gian hợp lý.
Và lúc này thì bộ phận chống giật điện sẽ có nhiệm vụ là ngắt nguồn điện khi rò rỉ chập điện để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bình nóng lạnh bị chập điện
Bình nóng lạnh bị chập điện có thể do các nguyên nhân sau:
+ Bình nước nóng lạnh bị rò rỉ nước vào nguồn điện
+ Có thể do lỗi thiết bị nếu là bình mới mua. Đối với bình sử dụng lâu ngày có thể do lỗi bo mạch.
+ Bình nước nóng bị rò rỉ điện lâu ngày mà không có cách sửa bình nóng lạnh dẫn đến chập điện
+ Do sử dụng lâu ngày không được vệ sinh nên làm cho lớp cách điện của thanh nhiệt bị một số chất ăn mòn
Bình nóng lạnh bị chập điện có thể gây ra cháy nổ và những hậu quả khôn lường hay gây mất an toàn cho người sử dụng. Nếu như phát hiện ra bình nóng lạnh nhà bạn bị chập điện hoặc cháy, cách sửa bình nóng lạnh tốt nhất là bạn cần lập tức ngắt ngay nguồn điện của bình và gọi cho các kĩ thuật viên đến tìm cách sửa bình nóng lạnh, khắc phục triệt để lỗi rò điện, chập điện này đảm bảo an toàn.